Những bệnh phụ khoa ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ
Có những căn bệnh phụ khoa không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của chị em. Mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu để lâu dài. Đa phần vì ngại ngùng mà chị em không đi khám hay chữa bệnh. Tới khi bệnh có biểu hiện nặng mới bắt đầu đi chữa. Những căn bệnh phụ khoa này nếu phát hiện sớm có thể điều trị rất dễ dàng. Nhưng nếu để một thời gian dài thì rất khó chữa. Vì vậy khi mắc những căn bệnh phụ khoa này chị em nên dẹp bỏ những tâm lý lo ngại mà hãy tới phòng khám để chữa kịp thời.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Thức khuya nhiều khiến thần kinh bạn bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn oestrogen. Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt của chị em không đều. Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh, mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh...
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bị rối loạn hormone thì ngay cả phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung... Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.
2. Viêm âm đạo Thông thường,
một khi khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo giảm đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác như vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh trong giao hợp không được đảm bảo sẽ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng như trùng roi, nấm... Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm).
Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3. Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung Viêm lộ tuyến tử cung thường có nguyên nhân chủ yếu do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại các lớp mô bên trong cổ tử cung gây nên lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến tử cung, chị em sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.
4. Viêm tử cung
Viêm tử cung Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi sinh con, sảy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do sót rau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn, bế sản dịch sau đẻ...
Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần nâng cao thể trạng, sức khỏe và điều trị tích cực, đúng cách.
5. U xơ cổ tử cung
U xơ cổ tử cung Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang. Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện. Khi đó chị em nên đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ cổ tử cung. Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
6. Bệnh ở tuyến vú
Bệnh ở tuyến vú Hiệp hội ung thư Đan Mạch mới đây khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm, tiếp xúc nhiều với ánh sáng là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú. Do đó, những chị em này có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú cao hơn bình thường. Những bệnh ở tuyến vú thường gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú...
Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất chị em nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya. Ngoài ra, việc tự kiểm tra vú theo định kỳ cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở vú. Chị em nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét